Visa F-1 Mỹ là gì?
Để được nhập cảnh vào Mỹ học tập, du học sinh quốc tế cần phải phỏng vấn xin visa. Có 3 loại visa du học Mỹ: F-1, J-1 và M-1. Trong đó visa F-1 là loại phổ biến nhất. Vậy visa F-1 Mỹ là gì? Điều kiện xin visa F-1 ra sao? Có visa F-1 được hưởng quyền lợi gì? Sự khác nhau giữa các loại visa du học Mỹ như thế nào?
Visa F-1 Mỹ là gì?
Visa F-1 Mỹ là visa được cấp cho học sinh, sinh viên quốc tế theo chương trình du học chính quy dài hạn tại Mỹ (trung học, cao đẳng, đại học, thạc sĩ,...) hoặc chương trình học tiếng Anh (ESL).
Visa F-1 được quản lý bởi Bộ An ninh Nội địa Mỹ (Department of Homeland Security) do các trường bảo trợ. Trong khi visa J-1 được quản lý bởi Bộ Ngoại giao (Department of State) do tổ chức bảo trợ học sinh nhưng
Trường hợp du học sinh có vợ/chồng hoặc con đi cùng thì những người này sẽ được cấp visa F-2. Trong các loại visa du học Mỹ thì visa F-1 là loại phổ biến nhất.
Đừng nhầm lẫn visa F1 dành cho du học sinh với diện hồ sơ F1 công dân Mỹ bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi.
Điều kiện xin visa F-1 Mỹ?
Người xin visa du học Mỹ F1 cần phải đáp ứng điều kiện và chứng minh tại buổi phỏng vấn:
Ý định trở về Việt Nam
Học sinh cần chứng minh không có ý định ở lại Mỹ sau khi học xong. Việc đến Mỹ chỉ có mục đích học tập, không có mục đích nào khác và không có ý định ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp.
Trường bảo trợ
Trước khi nộp hồ sơ xin visa F-1 học sinh phải được một trường nằm trong danh sách SEVP (Student Exchange Visitor Program) chấp thuận. Khi xin visa F1 bạn chỉ có thể học tại trường ghi trên visa.
Để ghi danh, thông thường các trường có những điều kiện nhất định về kết quả học tập gần nhất và khả năng tiếng Anh.
Chứng minh tài chính
Xin visa F-1 phải chứng minh tài chính, đủ tiền đóng tiền học phí và chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian ở Mỹ. Khác với xin visa J-1 do tổ chức tài trợ nên không cần phải chứng minh tài chính nhiều.
Ràng buộc quay về
Học sinh cần phải cho thấy ràng buộc mạnh mẽ với Việt Nam. Ràng buộc thể hiện qua:
Lời mời làm việc sau khi học xong
Tài sản (nhà cửa, đất đai, xe cộ,...)
Tài khoản ngân hàng
Gia đình, bạn bè,...
Nếu học sinh không chứng minh, trình bày giấy tờ chứng minh bản thân có ý định trở về sau khi kết thúc chương trình, học sinh sẽ khó đậu phỏng vấn visa F-1.
Các bước xin visa F-1
Để nộp đơn xin visa F-1 bạn phải thực hiện các bước sau đây:
Xin I-20
Điền đơn DS-160
Thanh toán phí nộp đơn
Thanh toán phí SEVIS I-901
Đặt lịch hẹn phỏng vấn visa F-1
Tham dự phỏng vấn
Nhận visa và bay đến Mỹ
Có visa F-1 Mỹ được quyền lợi gì?
Tham gia healthcare
Chi phí điều trị y tế ở Mỹ rất đắt đỏ. Sinh viên nên mua bảo hiểm để tham gia hệ thống y tế của Mỹ.
Gia hạn visa F-1
Visa F-1 thông thường chỉ có thời hạn 1 năm. Nếu bạn học chương trình nhiều hơn 1 năm bạn phải gia hạn. Có 2 cách là đến Lãnh sự Mỹ để gia hạn hoặc gia hạn qua bưu điện.
Kéo dài thời gian lưu trú
Visa F-1 có giá trị ghi trên đơn I-20 và con dấu oval hải quan (I-94) đóng lên hộ chiếu khi bạn nhập cảnh vào Mỹ. Sau khi visa hết hạn, bạn có 60 ngày để về Việt Nam nếu không thì phải gia hạn hoặc kéo dài thời gian. Việc kéo dài thời gian lưu trú chỉ được chấp thuận nếu bạn sắp hoàn tất chương trình học tại Mỹ và có ý định trở về khi chương trình kết thúc.
Thay đổi trình trạng visa
Nếu bạn tìm được việc làm, bạn có thể xin thay đổi trình trạng cư trú. Thông thường chủ sử dụng lao động sẽ bảo lãnh bạn thông qua USCIS (visa H-1B). Nhiều sinh viên Việt nam du học Mỹ rồi kết hôn nhận thẻ xanh ở lại qua con đường chuyển diện tại Mỹ (đơn I-485).
Nộp đơn thẻ xanh diện việc làm
Là sinh viên visa F-1 bạn có thể nộp đơn xin thẻ xanh thông qua chương trình đầu tư EB-5. Chương trình này thủ tục tương đối phức tạp, cần đầu tư tối thiểu $900.000.
Con đường dễ nhất thay đổi trình trạng sinh viên đó là người sử dụng lao động đứng ra bảo lãnh cho bạn dưới dạng visa H-1B.
Quy định làm thêm của du học sinh Mỹ visa F-1
Du học sinh Mỹ có visa F-1 chỉ được phép làm việc thời gian ngắn, on-campus, vì visa này không phải là visa lao động. Học sinh chỉ có thể xin công việc part-time ở trường và full-time trong kỳ nghỉ. Nếu làm ở ngoài trường có 2 lựa chọn:
Curricular Practical Training (CPT)
Công việc mà bạn làm là một phần trong chương trình học. Bạn bắt buộc phải hoàn tất việc này để được tốt nghiệp. Công việc này phải nằm trong ngành học và được viên chức phụ trách (DSO) chấp thuận.
Bạn được phép làm CPT sau 9 tháng nhập học. Không có giới hạn thời gian nhưng nếu CPT quá 12 tháng thì bạn không được làm post-graduate OPT.
Optional Practical Training (OPT)
Chương trình OPT được thiết kế cho phép sinh viên trải nghiệm làm việc tại Mỹ. Bạn có thể bắt đầu làm OPT trước hoặc sau khi tốt nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng. Trường hợp bạn học nhóm ngành STEM, có thể gia hạn OPT thêm 24 tháng nữa, tổng cộng 36 tháng.
So sánh giữa visa F-1 và visa J-1
Gia hạn visa F1 du học sinh
Visa du học Mỹ có thời gian hết hạn được ghi trên I-20, du học sinh có thể ở lại tối đa 60 ngày sau khi visa hết hạn.
Visa này có thể được gia hạn, bạn có thể được gia hạn theo phương thức hướng dẫn bên dưới.
Điều kiện gia hạn visa qua đường bưu điện
Bạn hiện đang ở Việt Nam.
Bạn không cần dùng hộ chiếu của bạn trong vòng 8 đến 10 ngày làm việc tới.
Bạn là công dân Việt Nam, hoặc là cư dân của Việt Nam có xác nhận về cư trú của mình tại Việt Nam.
Bạn có thị thực không định cư của Hoa Kỳ vẫn còn hiệu lực hoặc hết hạn trong vòng 24 tháng và bạn đang xin thị thực cùng loại. Thời gian 24 tháng được tính từ ngày hết hạn của thị thực tới trước ngày Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nhận được hồ sơ xin gia hạn thị thực của bạn. Bạn cần lên kế hoạch và nộp hồ sơ gia hạn sớm để đảm bảo bạn vẫn đủ điều kiện tham gia chương trình này.
Bạn không bị từ chối cấp thị thực trong cuộc phỏng vấn gần nhất.
Thị thực trước của bạn không bị mất, bị đánh cắp hoặc bị thu hồi và bạn có thể nộp hộ chiếu có thị thực trước của bạn.
Thị thực trước của bạn được cấp khi bạn tròn 14 tuổi hoặc trên 14 tuổi và bạn đã cung cấp 10 dấu vân tay. Lưu ý: Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ bắt đầu lấy 10 dấu vân tay từ ngày 7 tháng 11 năm 2007. Nếu thị thực gần nhất của bạn được cấp trước ngày này hoặc được cấp trước sinh nhật lần thứ 14 của bạn và hiện tại bạn tròn 14 tuổi hoặc trên 14 tuổi, bạn sẽ không hội đủ tiêu chuẩn gia hạn thị thực qua đường bưu điện vì bạn chưa được lấy 10 dấu vân tay. Nếu thị thực gần nhất của bạn được cấp trước sinh nhật lần thứ 14 của bạn và hiện tại bạn vẫn chưa tròn 14 tuổi, bạn vẫn đủ tiêu chuẩn gia hạn thị thực qua đường bưu điện mặc dù bạn chưa được lấy 10 dấu vân tay.
Nếu bạn xin thị thực du học loại F và M, bạn phải a) tiếp tục học chương trình mà bạn đăng ký khi được cấp thị thực trước, mặc dù bạn có thể học ở trường khác hoặc b) tiếp tục học ở cùng trường như trên thị thực trước mặc dù chương trình học của bạn có thể khác.
Nếu bạn xin thị thực diện Khách trao đổi loại J, bạn phải tham gia cùng chương trình và có cùng số SEVIS như trên thị thực trước.
Tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh và quốc tịch trên hộ chiếu của bạn trùng khớp với tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh và quốc tịch trên thị thực trước.
Bạn không trả lời “CÓ” cho bất cứ câu hỏi nào trong phần An ninh và Lý lịch của mẫu đơn DS‐160.
Giấy tờ gia hạn
Hộ chiếu: Hộ chiếu của bạn phải còn ít nhất hai trang trống để xin thị thực và hộ chiếu của bạn phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng.
Hộ chiếu cũ có Thị Thực Mỹ gần nhất (nếu hộ chiếu hiện tại không có Thị Thực Mỹ).
Bản photo giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân (nếu hộ chiếu chỉ có năm sinh).
Trang xác nhận DS-160 mới có mã vạch, đã điền đầy đủ và được nộp trực tuyến. Bạn phải điền mẫu đơn DS-160 mới khi nộp đơn xin thị thực. Mẫu đơn DS-160 đã sử dụng trước đây sẽ không được chấp nhận.
Một (1) ảnh có kích thước 5cm*5cm chụp trên nền trắng, nhìn rõ hai tai, không đeo mắt kính, chụp trong vòng sáu tháng trở lại.
Thư Xác nhận Gia hạn Thị thực qua đường bưu điện.
Biên lai đóng phí xin thị thực do Bưu Điện Việt Nam cấp.
Các đương đơn không phải quốc tịch Việt Nam phải gửi kèm bằng chứng về việc cư trú hợp pháp ở Việt Nam (bản sao thẻ tạm trú, giấy phép lao động,…)
Các bước gia hạn visa du học
Bước 1
Hoàn tất Mẫu Đơn xin Thị thực không định cư Điện tử (DS-160) mới. Bạn phải điền mẫu đơn DS-160 mới khi nộp đơn xin thị thực. Mẫu đơn DS-160 đã sử dụng trước đây sẽ không được chấp nhận.
Bước 2
Đăng nhập hệ thống nộp đơn trực tuyến của chúng tôi và tạo tài khoản để thanh toán phí xin thị thực (MRV). Khi đã đăng nhập, chọn “Đặt lịch hẹn”. Khi đi qua các bước của quy trình này, bạn sẽ trả lời các câu hỏi về miễn phỏng vấn để xem xét việc hội đủ điều kiện xin thị thực của bạn mà không cần phỏng vấn.
Bước 3
Sau khi trả lời các câu hỏi, bạn sẽ được nhắc thanh toán phí xin thị thực. Khi đã đủ điều kiện bạn sẽ nhận được hướng dẫn chi tiết về cách giao nhận giấy tờ. Bạn sẽ cần ba loại thông tin để đăng ký trực tuyến:
Số hộ chiếu
Số biên nhận trên biên nhận thanh toán. (Nhấp vào đây nếu bạn cần trợ giúp tìm số này).
Số mã vạch gồm mười (10) chữ số từ trang xác nhận DS-160 của bạn
Bước 4
In Thư Xác Nhận Miễn Phỏng Vấn Thị Thực, trong đó sẽ có mã vạch, họ tên và số hộ chiếu của bạn.
Tập hợp tất cả các giấy tờ được yêu cầu ở mục “Tôi cần nộp những gì?” ở trên.
Bước 5
Hãy đến một trong những Bưu cục giao nhận của công ty chuyển phát được chỉ định với Thư Xác Nhận Gia Hạn Thị Thực và các giấy tờ được yêu cầu. Nhân viên bưu cục sẽ cung cấp phong bì cho bạn để đựng hộ chiếu và giấy tờ. Vui lòng không ghim bất kỳ giấy tờ nào lại với nhau. Mỗi đương đơn phải để hộ chiếu và giấy tờ của mình trong một phong bì riêng. Bạn phải đưa phong bì cho nhân viên bưu cục và nói rõ bạn nộp hồ sơ tới Lãnh sự quán ở thành phố Hồ Chí Minh hay Đại sứ quán ở Hà Nội. Nhân viên bưu cục sẽ cung cấp số biên nhận cho bạn. Tất cả dịch vụ này sẽ không bị tính phí.
Để xem địa điểm nộp hồ sơ gia hạn thị thực qua đường bưu điện, vui lòng nhấn vào đây.
Bước 6
Bưu cục giao nhận của công ty chuyển phát sẽ chuyển giấy tờ của bạn đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán.
Bước 7
Khi quy trình xét duyệt hồ sơ xin thị thực được hoàn tất, công ty chuyển phát sẽ gửi lại giấy tờ và hộ chiếu cho bạn tại địa chỉ giao nhận giấy tờ bạn đã đăng ký trong hồ sơ của mình. Bạn có thể thay đổi địa chỉ giao nhận bằng cách truy cập vào tài khoản của mình. Nếu được cấp, hộ chiếu sẽ bao gồm thị thực.
Yếu tố quyết định đến kết quả gia hạn visa du học Mỹ
Điểm GPA tại Mỹ
Du học sinh cần phải chứng minh bản thân luôn cố gắng học tập tại Mỹ, không bị điểm F, không nợ môn.
Học ESL quá lâu
Việc học ESL (English as a second language) quá lâu sẽ là một bất lợi lớn cho hồ sơ gia hạn. Viên chức lãnh sự thấy rằng bạn không cố gắng cải thiện ngôn ngữ trong thời gian dài. Bạn biết đấy du học Mỹ mà kỹ năng Anh ngữ tiếng có tiếng không làm sao mà hiểu bài được!
Chuyển trường liên tục
Luật không cấm sinh viên chuyển trường. Tuy nhiên nếu chuyển trường nhiều lần trong năm Lãnh sự sẽ có cái nhìn không tốt về kế hoạch học tập của bạn. Nếu buộc phải chuyển trường du học sinh nên duy trì kết quả học tập tốt.
Mục đích xin visa khác với ban đầu
Bạn xin visa mục đích du học, vì thế nên nếu bạn chuyển đổi mục đích sẽ khó có thể gia hạn visa.